Kinh nghiệm thuê phòng trọ giá rẻ ở Hà Nội dễ dàng

Ngoài việc đưa các tiêu chí thật cụ thể như: vị trí, diện tích, giá cả, nguồn và lượng khách… thì ngườicần thuê cần mô tả rõ ràng, chi tiết

Kinh Nghiệm Thuê Mặt Bằng Kinh doanh – Trong bất cứ ngành nghề, lĩnh vực nào, việc lựa chọn địa điểm, thuê mặt bằng phù hợp luôn là tiêu chí hàng đầu để quyết định sự việc, ý định hay một mô hình nào đó có thành công hay không và trong kinh doanh, mặt bằng lại càng đóng vai trò quan trọng.

Để chọn đúng mặt bằng phù hợp với ý đồ kinh doanh của mình và để thành công, nhà đầu tư phải là một người nghệ sĩ khi đứng trước bộ môn nghệ thật này, họ sẽ phải vượt qua rất nhiều thử thách trong các bước tìm kiếm, khảo sát, sàng lọc, đàm phán, thương lượng và cả việc hợp thức hóa giao ước thành văn bản cũng đòi hỏi cần có một kĩ năng soạn thảo tuyệt vời.
Kinh Nghiệm Thuê Mặt Bằng Kinh Doanh

Nhằm giúp những người đang tìm thuê mặt bằng kinh doanh có thêm kinh nghiệm, hôm nay anh Phan Công Chánh, TGD Công ty cổ phần Tư vấn Đầu tư Phú Vinh sẽ chia sẻ 5 bước cơ bản trong quy trình lựa chọn mặt bằng kinh doanh có thể áp dụng với mọi mô hình kinh doanh mà các nhà đầu tư không thể bỏ qua.

Kinh nghiệm thuê mặt bằng kinh doanh.

Khâu tìm kiếm để thuê mặt bằng kinh doanh rất quan trọng
Bước một: Khảo sát, tìm hiểu kĩ khu vực có mặt bằng sẽ thuê

Nhiều người vẫn thường lầm tưởng rằng mặt bằng rẻ là mặt bằng tốt và đã vội vàng đồng ý thuê ngay vì giá quá rẻ mà quên mất rằng nơi đó có thể sẽ không phù hợp với mô hình, chiến lược kinh doanh của mình để rồi phải chuốc lấy thất bại. Do đó, nếu vẫn nuôi hy vọng thuê mặt bằng rẻ, sau đó từ từ thiết lập việc kinh doanh thì hãy xem lại, rủi ro đang chờ bạn phía trước.

Dĩ nhiên, một nơi có mặt bằng rẻ tất nhiên là tốt nhưng cần phải phù hợp nữa mới thành công. Ví dụ, một nhà đẩu tư khôn ngoan sẽ gạt phăng đi cơ hội thuê mặt bằng giá hời, chỉ có 20 triệu đồng nhưng ít người qua lại mà thay vào đó lại sẵn sàng chi ra cả 100 triệu đồng cho một mặt bằng khác có thể mang lại cả đống lợi nhuận cho anh ta sau này. Trong trường hợp này, của rẻ rõ ràng là của ôi và tầm nhìn mới là quan trọng

Để chọn đúng mặt bằng kinh doanh tốt, nhà đầu tư cần trả lời các câu hỏi tự mình đặt ra trước đó dạng như: Khu vực định thuê mặt bằng có phù hợp không? Nơi này có hút khách hàng tiềm năng thường xuyên lui tới? Khách hàng sẵn sàng chi trả bao nhiêu? Chọn sai nơi đặt mặt bằng mở cửa hàngcó thể sẽ không phải là nguyên nhân của thất bại nhưng để đạt được thành công thì có được một mặt bằng kinh doanh phù hợp sẽ là một trong những yêu cầu quan trọng không thể thiếu.
Bước hai: Sàng lọc mặt bằng

Trong bước thứ hai này, bạn cần nắm rõ, càng chi tiết càng tốt các thông tin có liên quan đến mặt bằng dự định thuê rồi sau đó tiến hành lọc bỏ những lựa chọn không phù hợp. Cụ thể như:

Lọc thông tin về nhân khẩu học: phân loại nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng đang hiện diện tại khu vực mặt bằng mà bạn dự tính thuê có nhiều nam hay nữ? Tập trung nhiều ở lứa tuổi nào?

Lọc thông tin về sản phẩm: Khách ở khu vực này sử dụng sản phẩm gì mà bạn có khả năng đáp ứng không? Họ trả bao nhiêu tiền cho một sản phẩm như thế? Sử dụng chúng có thường xuyên hay không?

Lọc thông tin về đối thủ cạnh tranh: Họ đang kinh doanh loại sản phẩm nào và tại sao? Đối thủ lớn nhất trong lĩnh vực và cùng khu vực đó là ai? Điểm khác biệt tạo nên sức hút của họ là gì?

Trả lời được những câu hỏi dạng khảo sát, nghiên cứu thị trường nói trên, người cần thuê mặt bằngsẽ có thể chủ động hơn trong việc hạn chế các rủi ro không đáng có xuống mức thấp nhất trước khi chính thức bắt tay vào thực hiện. Những câu hỏi như thế này cũng là bài tập không thể thiếu được nhiều chuỗi bán lẻ chuyên nghiệp hàng đầu tại Việt Nam và cả nước ngoài áp dụng trước mỗi chiến lược kinh doanh của họ.
Bước ba: Tìm kiếm thông tin và sàng lọc mặt bằng.

Để biết được khu vực mặt bằng này có phù hợp với mô hình kinh doanh và ngân sách đầu tư hay không thì tìm hiểu thông tin về giao dịch bất động sản là công đoạn không thể thiếu. Lúc này, người thuê mặt bằng rất cần tìm tham khảo thông tin từ nhiều nguồn kênh khác nhau như:tạiCác trangMua bán nhà đất ,mạng internet, báo chí, môi giới, hỏi thăm các tài xế, trực tiếp hỏi chủ nhà… từ đó đưa ra các tiêu chí lựa chọn thật cụ thể để dễ dàng hơn khi tiến hành sàng lọc, loại bớt những thông tin không cần thiết và để chọn ra mặt bằng thật sự phù hợp với loại hình kinh doanh của mình.

Ngoài việc đưa các tiêu chí thật cụ thể như: vị trí, diện tích, giá cả, nguồn và lượng khách… thì ngườicần thuê cần mô tả rõ ràng, chi tiết cho các môi giới (nếu có) để họ chủ động trong công đoạn tìm kiếm và sẽ đẩy nhanh thời gian lựa chọn được những bất động sản phù hợp với tiêu chí, mong muốn của bạn. Sau khi đã có trong tay tất cả những địa điểm đã qua sàng lọc, một chuyến đi thực tế đến tận nơi tìm hiểu thông tin là việc làm không bao giờ thừa với trường hợp cần thuê một mặt bằng kinh doanh lý tưởng.

Nếu quỹ thời gian cho việc tìm kiếm và sàng lọc mặt bằng là 100% thì chỉ nên dành 20% để đi xem và thương lượng, 80% còn lại hãy tập trung vào khâu sàng lọc thông tin sẽ giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian.
Bước bốn: Tuân thủ nghiêm các quy tắc khi thương lượng.

Giống như trò kéo co nếu thắng sẽ té nhào ngay thì trong thương lượng việc dành ra một ít thời gian lại là một quy tắc bất thành văn. Theo đó, đừng vội vàng gật đầu đồng ý ngay với mức giá mà chủ đất/chủ nhà đưa ra bởi lẽ nếu muốncho thuê mặt bằng, họ sẽ chấp nhận thương lượng. Ngoài ra, đồng ý thuê ngay với mức giá ban đầu sẽ khiến chủ mặt bằng cảm thấy cái giá họ đưa ra là quá thấp vì thế nguy cơ giao dịch bị hủy bỏ hoặc giá thuê tăng lên sẽ rất dễ xảy ra.

Kinh nghiệm thuê mặt bằng kinh doanh.

Người đi thuê mặt bằng khôn ngoan là người biết cách đạt được mục đích cần thương lượng nhưng vẫn tuân thủ quy tắc win-win“Đôi bên cùng thắng”, tức là lợi ích giữa hai bên vẫn được dung hòa trên cơ sở cùng có lợi. Cân bằng lợi ích hai bên vừa giúp người đầu tư không phải lo ngại mất mặt bằng kinh doanh – nơi việc kinh doanh đã ổn định,cókhách hàng quen , thương hiệu cũng đã hình thành mà còn tránh được các rắc rối từ phía chủ đất/chủ nhà cố tình phá rối để lấy lại nhà, nhất là lợi ích từ việc cho thuê mặt bằng đó không thỏa mãn được kỳ vọng của họ.

Bên cạnh đó, cần tuân thủ quy tắc tránh để cảm xúc lấn át tiêu chí ban đầu đã đặt ra khi lựa chọn mặt bằng. Theo đó, một mặt bằng dù cho có tốt đến đâu đi nữa nhưng nếu không hợp với mô hình kinh doanh hoặc giá thuê vượt quá ngân sách thì bỏ qua nó là một quyết định đúng đắn mà bạn sẽ không phải hối tiếc.
Bước năm: Xúc tiến hợp đồng cẩn thận

Tuy là bước cuối cùng nhưng vai trò của việc ký kết hợp đồng thuê mặt bằng lại là một công đoạn vô cùng cần thiết bởi nó phản ánh toàn bộ những gì đã thương lượng được lên văn bản và được pháp luật bảo vệ nếu có phát sinh tranh chấp. Người cần thuê khi làm hợp đồng thuê mặt bằng cần lưu ý một số điểm quan trọng sau:

– Hợp đồng cần ghi rõ 7 điểm sau: giá thuê, tiền cọc, diện tích mặt bằng, thời gian thuê, tình trạng đất/mặt bằng lúc bàn giao, ngày bàn giao và khoản tăng giá thuê hàng năm (nếu có).

– Bên có lợi là bên chủ động đưa ra hợp đồng, vì vậy đừng ngần ngại giúp đỡ chủ đất/chủ đất làm điều đó khi họ yêu cầu hoặc ngại soạn thảo giấy tờ, hợp đồng.

– Hợp đồng thuê mặt bằng nên được công chứng tại các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền bởi điều này sẽ giúp người đi thuê chắc chắc về quyền sở hữu hợp pháp của chủ đất/chủ nhà với mặt bằng cho thuê đó.

– Các chi phí có liên quan khác cũng cần phải được ghi rõ ràng trong hợp đồng, bao gồm như: chi phí công chứng, phí xây dựng, sửa chữa lại (nếu có), thời gian sửa chữa, nâng cấp, tu bổ mặt bằng… Đừng ngần ngại, hãy nhờ luật sư hoặc một người có kinh nghiệm trong việc soạn thảo hợp đồng thuê mặt bằng nếu bạn chưa thật sự am hiểu những quy định pháp lý về vấn đề này.

Hãy bỏ qua những cuộc thương lượng không thành công bởi nếu quá tiếc nuối một mặt bằng phù hợp nào đó, bạn sẽ vô tình mất đi thế chủ động đón đầu cơ hội mới tốt hơn đang chờ ở phía trước.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *